Ai là “con Rồng cháu Tiên” mang trong mình dòng máu Lạc Hồng mà lại không biết đến lễ hội đền Hùng cơ chứ? Lễ hội đền Hùng chính là một trong những lễ hội lớn và quan trọng nhất của người dân Phú Thọ nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung. Đây chính là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nước Việt, là dịp để ta nhớ về cội nguồn, thể hiện sự tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ di sản văn hoá. Hãy cùng Top Phú Thọ AZ đi khám phá xem lễ hội đền Hùng có những gì đặc biệt nhé!

Tổng quan về lễ hội đền Hùng 

Địa điểm và thời gian tổ chức 

Người đời vẫn hay nhắc nhở truyền tai nhau rằng: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. Đúng vậy, lễ hội đền Hùng hàng năm được tổ chức tại khu di tích đền Hùng, tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, TP. Việt Trì, Phú Thọ. Lễ hội được tổ chức và kéo dài trong khoảng 4 ngày từ ngày 6 tháng 3 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. 

Năm 2006, Lễ hội đền Hùng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những sự kiện quan trọng, khẳng định giá trị văn hoá và lịch sử to lớn của lễ hội đền Hùng Phú Thọ. 

Hình ảnh người dân nô nức tới dự lễ hội đền Hùng
Hình ảnh người dân nô nức tới dự lễ hội đền Hùng

Nguồn gốc của lễ hội đền Hùng 

Theo như lời người xưa và người dân Phú Thọ kể lại, Lễ hội đền Hùng gắn liền với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu chuyện về cội nguồn mà tất cả những người con Lạc Hồng đều biết. 

Sau này, khi tạm biệt nhau 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi thì người con trưởng Hùng Vương được Lạc Long Quân phong làm vua, đóng đô ở Phong Châu, đặc quốc hiệu là Văn Lang. 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau đã có công dựng nước và xây dựng nền tảng cho đất nước Việt Nam được phồn thịnh như bây giờ. 

Lễ hội đền Hùng có lịch sử hơn 2000 năm về trước, được tổ chức lần đầu tiên vào đời vua Hùng thứ 6 và từ đó trở thành phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp được lưu giữ cho đến nay.  

Nguồn gốc của lễ hội đền Hùng
Nguồn gốc của lễ hội đền Hùng

Ý nghĩa linh thiêng của lễ hội đền Hùng Phú Thọ 

Lễ hội đền Hùng được ra đời mang ý nghĩa vô cùng to lớn về sự biết ơn, “uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội đền Hùng không chỉ là dịp để tưởng nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng, mà còn là dịp để người dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ di sản văn hoá. Ngoài ra, về tham dự lễ hội đền Hùng còn là dịp để các thế hệ con cháu đoàn tụ cùng hướng về nguồn cội. 

Ý nghĩa sâu sắc của lễ hội
Ý nghĩa sâu sắc của lễ hội

Những nghi thức quan trọng trong phần lễ 

Phần lễ của Lễ hội Đền Hùng được cử hành trong không khí vô cùng trang nghiêm. Các nghi thức đều có sự tham gia của nhiều vị chức sắc trong làng cùng chính khách ở Trung ương. Lễ vật dùng trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương bao gồm: bánh chưng, bánh dày, bò, dê, lợn. Khi tiếng nhạc cất lên cũng là lúc vị chủ tế sẽ đọc lời nguyện để báo công và cầu phước.

Sau mỗi lời tế là kèm theo một hồi trống, chiêng hiệu. Tiếp theo, đoàn tế lễ tiến lên phía trước và quỳ lại tại tiền đường rồi dần lùi về sau. Nghi thức tiếp tục diễn ra cho đến khi vị chủ tế đọc hết lời nguyện.

Những nghi thức quan trọng trong phần lễ: 

  • 1/3 – 5/3 âm lịch: lễ dâng hương của các đại diện đến từ huyện, thành thị ở khu vực gần đền thờ. 
  • 6/3 âm lịch: Lễ Giỗ Đức quốc tổ Lạc Long Quân và Lễ Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ. 
  • 7/3 âm lịch: các địa phương tiến hành lễ Rước Kiệu về Đền Hùng. 
  • Ngày lễ chính 10/3 âm lịch: Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương cùng danh tướng danh nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
    Nghi thức dâng lễ trong phần lễ ở đền Hùng
    Nghi thức dâng lễ trong phần lễ ở đền Hùng

Các hoạt động thú vị trong phần hội 

Chiêm ngưỡng các tác phẩm, ấn phẩm, tư liệu về Hùng Vương 

Vào ngày 1/3 – 2/3 âm lịch, bạn có thể đến Bảo tàng, khu di tích Đền Hùng để ngắm nhìn những tác phẩm, tư liệu liên quan đến Hùng Vương cũng như phong tục, tín ngưỡng thờ cúng của người dân. 

Thưởng thức những tiết mục biểu diễn văn hoá dân gian đặc sắc 

Đi trẩy hội Đền Hùng, bạn sẽ được tham gia vào những hoạt động náo nhiệt, đậm chất văn hóa dân gian. Trong ngày hội sẽ có thi hát Xoan – loại âm nhạc cổ của người Phú Thọ, hát ca trù tại đền Hạ. Ngoài ra, còn có thêm những tiết mục dân gian truyền thống đặc sắc khác như: đánh trống đồng, trình diễn múa rối nước,…

Văn nghệ trong đêm hội ở lễ hội đền Hùng
Văn nghệ trong đêm hội ở lễ hội đền Hùng

Tham gia các hội thi thú vị, đấy tính nhân văn nhớ về nguồn cội 

Những hội thi diễn ra vào ngày 8/3 – 9/3 âm lịch như hội thi nấu bánh chưng và giã bánh dày siêu thú vị, thi bơi chải trên Hồ công viên Văn Lang,… nhận được rất nhiều sự quan tâm của du khách. Nếu bạn là người thích không khí náo nhiệt, thì chắc chắn không thể bỏ qua các hoạt động hấp dẫn này. 

Bên cạnh đó, còn có những trò chơi mang tính tập thể hết sức vui nhộn như đi cầu tre, ném còn, đấu vật, chơi đu, chọi gà, bắt vịt, đập niêu,…Khi đi trẩy hội ở đền Hùng bạn sẽ được hòa mình trong không khí vui tươi, những tiếng reo hò, cổ vũ thích thú sẽ là kỷ niệm khiến du khách nhớ mãi không quên. 

Đặc biệt, có những năm lễ hội đền Hùng còn chiêu đãi người dân cả nước màn bắn pháo hoa tầm cao kéo dài trong 15 phút, tại công viên Văn Lang. Nếu như may mắn bạn sẽ đến tham gia lễ hội vào đúng dịp bắn pháo hoa thì không còn gì tuyệt vời hơn thế nữa. 

Hình ảnh trò chơi đập niêu trong phần hội
Hình ảnh trò chơi đập niêu trong phần hội

Điểm danh những nơi vui chơi gần đền Hùng 

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh 

  • Địa chỉ: Thôn 3, xã Hùng Lô, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Giá vé: 
  • Người lớn: 50.000 VNĐ/ người. 
  • Trẻ em: 20.000 VNĐ/ người 
  • Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày 

Khu du lịch vườn Quốc gia Xuân Sơn 

  • Địa chỉ: xã Xuân Sơn, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, Phú Thọ 
  • Giá vé 
  • Người lớn: 40.000 VNĐ/ người 
  • Trẻ em: 20.000 VNĐ/ người 
  • Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 

Làng cổ Hùng Lô 

  • Địa chỉ: xã Hùng Lô, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Giá vé: 
  • Người lớn: 10.000 VNĐ/ người 
  • Trẻ em: 5.000 VNĐ/ người 
  • Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 

Khu du lịch Thiên Cổ Miếu 

  • Địa chỉ: xã Hùng Thắng, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Giá vé: 
  • Người lớn: 10.000 VNĐ/ người 
  • Trẻ em: 5.000 VNĐ/ người 
  • Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 

Khu du lịch Bạch Hạc 

  • Địa chỉ: xã Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, Phú Thọ 
  • Giá vé: 
  • Người lớn: 10.000 VNĐ/ người 
  • Trẻ em: 5.000 VNĐ/ người 
  • Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00

Danh sách những quán cà phê được giới trẻ yêu thích khi đến đền Hùng 

  • Cà phê Không Gian Xưa: Công đoàn ngã tư khu 17, Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ 
  • Hội cà phê: 434 đường Nguyễn Tất Thành, Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ 
  • Kimis Coffee: TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Cafe Minh Châu: 2267 đường Hùng Vương, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Cafe 247: 2268 đường Hùng Vương, Nông Trang, Việt Trì, Phú Thọ 
  • Wind Skyline Coffee: Tầng 8-9, 211 Tiên Dung, Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ 
  • G.E.M coffee & cake: 215 Tiên Dung, Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ
  • Laika Coffee: 399 Tiên Dung, Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ
  • Văn Lang Coffee: Chân cầu Vàng, công viên Văn Lang, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • X2 Vibe: Đường Hai Bà Trưng, phường Cát Tiên, Việt Trì, Phú Thọ 

Những lưu ý khi tham gia lễ hội đền Hùng 

  • Giữ gìn trật tự: Bạn nên tuân thủ các quy định về an ninh trật tự, không chen lấn, xô đẩy, móc túi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
  • Bảo vệ môi trường: Bạn nên giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, không vứt rác xuống sông suối.
  • Tôn trọng văn hóa: Bạn nên tôn trọng các nghi lễ truyền thống, không nên có hành vi phản cảm hoặc thiếu lịch sự.
  • Cẩn thận với móc túi: Trong lễ hội có rất đông người, bạn nên cẩn thận với móc túi, không nên mang theo nhiều tiền mặt hoặc trang sức quý giá.
  • Giữ gìn sức khỏe: Bạn nên ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe trong suốt thời gian tham gia lễ hội.
    Những lưu ý khi tham gia lễ hội đền Hùng
    Những lưu ý khi tham gia lễ hội đền Hùng

Lễ hội Đền Hùng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Lễ hội là dịp để chúng ta tưởng nhớ cội nguồn, vun đắp lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ di sản văn hóa. Vì vậy, vào mỗi dịp 10 tháng 3 âm lịch hàng năm bạn hãy bớt chút thời gian ghé thăm đền Hùng để chiêm bái và tỏ lòng thành kính biết ơn nhé. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *