Đối với những người yêu thích lịch sử, đam mê tìm hiểu về lịch sử và mong muốn tìm về cội nguồn thì có lẽ đền Hùng chính là một sự lựa chọn hợp lý cho chuyến đi của bạn. Đền Hùng chính là mảnh đất địa linh nhân kiệt, là vùng đất mà thu hút được đông đảo du khách tới chiêm bái và tham quan. Hãy cùng Top Phú Thọ AZ đi tìm hiểu xem ngôi đền này có gì đặc biệt mà lại hấp dẫn du khách thập phương và người dân địa phương đến thế. 

Giới thiệu đôi nét về đền Hùng 

Vị trí địa lý đền Hùng

Đền Hùng được biết đến là nơi thờ tự các vị vua Hùng có công dựng nước. Đền Hùng tọa lạc ở thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngày xưa, vùng đất này là trung tâm của nhà nước Văn Lang thời đó. 

Địa danh này có nhiều sông ngòi, ao hồ, đồi núi lại có những cánh đồng trải dài màu mỡ, phì nhiêu, là nơi thuận lợi cho cuộc sống định canh, định cư của người dân. Đồng thời với vị trí đắc địa thì đây là nơi phòng thủ tốt khi xảy ra những xung đột bộ lạc. 

Toàn cảnh đền Hùng sừng sững giữa núi non hùng vĩ
Toàn cảnh đền Hùng sừng sững giữa núi non hùng vĩ

Lịch sử hình thành đền Hùng 

Đền Hùng Vương xưa kia là kinh đô của nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Gắn liền với truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh được 100 người con trai, trong đó có 50 người theo mẹ về núi và suy tôn con cả lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, sau đó đặt tên nước là Văn Lang. 

Còn về lịch sử Đền Hùng theo các tài liệu khoa học, nền móng kiến trúc Đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Sau đó đến khoảng thế kỷ XV, thời Hậu Lê, toàn bộ khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh với quy mô như hiện nay. Khu di tích Đền Hùng không ngừng phát triển, trùng tu và xây dựng nhiều công trình hạng mục. Như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ,…

Với câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba” đã đi vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Bởi vậy Đền Hùng Vương luôn là biểu tượng linh nghiêm, tôn kính, gắn liền với nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng của dân tộc.  

Lịch sử hình thành đền Hùng Phú Thọ
Lịch sử hình thành đền Hùng Phú Thọ

Kinh nghiệm đi du lịch đền Hùng 

Nên tham quan đền Hùng vào thời điểm nào? 

Đền Hùng luôn chào đón những “con Rồng cháu Tiên” về với cội nguồn, nhưng có lẽ thời điểm lý tưởng nhất để bạn đến tham quan đền Hùng là vào mùa xuân, sau Tết nguyên đán (từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch). Thời điểm này thời tiết mát mẻ, dễ chịu và đây cũng là mùa lễ hội của đền Hùng nên không khí ở đây vô cùng nhộn nhịp, tấp nập và rất nhiều hoạt động. 

Thời điểm tham quan đền Hùng hợp lý nhất
Thời điểm tham quan đền Hùng hợp lý nhất

Chi phí tham quan đền Hùng 

Để vào tham quan đền Hùng Phú Thọ thì bạn cần mua vé với mức giá tham khảo dưới đây: 

  • Vé vào tham quan bảo tàng Hùng Vương: 15.000 VNĐ/ người 
  • Vé đi xe điện tham quan đền Hùng: 50.000 VNĐ/ người 
  • Vé vào tham quan các ngôi đền trong khuôn viên đền Hùng: 10.000 VNĐ/ người
    Chi phí tham quan đền Hùng
    Chi phí tham quan đền Hùng

Các điểm tham quan ở đền Hùng Phú Thọ 

Cổng đền 

Cổng Đền Hùng thiết kế với kiến trúc truyền thống, dạng mái vòm, trên nóc trang trí những họa tiết lưỡng long chầu nguyệt rất uy nghiêm. Cổng cao 2 tầng, chiều cao 8.5m, chiều rộng 4.5m. Chính giữa cổng đặt một bức đại tự lớn, bên trên khắc 4 chữ Hán là “Cao Sơn Cảnh Hành” có nghĩa là “Núi cao đường lớn”.

Hình ảnh cổng đền Hùng Phú Thọ oai nghiêm
Hình ảnh cổng đền Hùng Phú Thọ oai nghiêm

Đền Hạ 

Đền Hạ gắn liền với sự tích Đền Hùng. Tương truyền nơi đây chính mẹ Âu Cơ đã sinh bọc trăm trứng, nở ra 100 người con trai mang dòng giống Tiên Rồng. Phía sau Đền Hạ vẫn còn lưu giữ dấu tích của giếng “Mắt Rồng” nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng.

Vào thế kỷ XVII – XVIII đền được xây dựng lại trên nền đất cũ. Kiến trúc của đền theo hình chữ “nhị”, gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, nằm cách nhau 1,5m. Dù trải qua nhiều lần trùng tu song ngôi đền vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu với vẻ đơn sơ, không có nhiều họa tiết trang trí cầu kỳ. Đây là nơi thờ tự long ngai bài vị thờ thần núi, các vị vua Hùng và Tiên Dung, Ngọc Hoa công chúa.

Dưới chân Đền Hạ là Nhà Bia hình lục giác, 6 mái, đặt bia đá có khắc lời căn dặn của Hồ Chủ Tịch khi về đây thăm Đền Hùng: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Hình ảnh đền Hạ yên bình
Hình ảnh đền Hạ yên bình

Chùa Thiên Quang 

Chùa Thiên Quang tên cổ là Sơn cảnh thừa long tự. Chùa xây theo kiểu kiến trúc nội công ngoại quốc gồm 2 gian thiêu hương, 5 gian tiền đường, 3 gian tam bảo và nhà Tổ. Mái chùa lợp ngói mũi, các tòa theo kiểu cột trụ.

Trước cửa chùa Thiên Quang có một cây vạn tuế ba ngọn, tuổi đời đã khoảng 800 năm. Ba ngọn của cây được ví như 3 miền Bắc – Trung – Nam, đều từ một nguồn tổ tiên Vua Hùng.

Hình ảnh chùa Thiên Quang linh thiêng
Hình ảnh chùa Thiên Quang linh thiêng

Đền Trung 

Sau khi vượt qua 159 bậc thang đá bạn sẽ đến được Đền Trung, nằm ở lưng chừng núi. Đền Trung còn có tên gọi khác là “Hùng Vương tổ miếu” hay “Miếu thờ tổ Vua Hùng”. Tương truyền xa xưa, đây chính là nơi các Vua Hùng cùng lạc hầu, lạc tướng ngồi bàn việc nước. Đây cũng là nơi vị vua Hùng thứ 6 nhường ngôi cho Lang Liêu vì làm ra 2 loại bánh ý nghĩa: bánh chưng, bánh dày.

Hình ảnh đền Trung trong khuôn viên đền Hùng
Hình ảnh đền Trung trong khuôn viên đền Hùng

Đền Thượng 

Tục truyền nơi đây vua Hùng Vương thứ 6 lập đàn thờ tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Bên trái đền có cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được vua Hùng thứ 18 truyền lại ngôi đã thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà các vua Hùng đã trao lại, cũng như thề coi sóc hương khói điện thờ nhà vua. 

Hình ảnh đền Thượng
Hình ảnh đền Thượng

Lăng Hùng Vương 

Đây là lăng mộ của vua Hùng Vương thứ 6. Lăng nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí tựa non, hướng thủy, mặt quay ra hướng Đông Nam. Kiến trúc của Lăng Hùng Vương là hình vuông, cột liền tường, 2 tầng mái, và được trang trí bằng nhiều họa tiết cầu kỳ. Bên trong lăng là mộ của Vua Hùng và có bia đá ghi “Biểu chính” tức là lăng chính. Còn bên ngoài mặt lăng đề “Hùng Vương lăng”.

Hình ảnh Lăng Hùng Vương
Hình ảnh Lăng Hùng Vương

Đền Giếng 

Đền Giếng còn có tên tự Ngọc Tỉnh tương truyền là nơi công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung thường ngồi vấn tóc, soi gương. Hai vị đã có công trị thủy, dạy dân cách trồng lúa nước nên được nhân dân tôn kính lập đền thờ muôn đời. Đền có 3 gian thiết kế theo kiểu chữ “công” bao gồm 3 gian hậu cung, 3 gian tiền bái, 2 nhà oản và 1 chuôi vồ.

Hình ảnh giếng ngọc ở đền Giếng
Hình ảnh giếng ngọc ở đền Giếng

Những quán ăn ngon gần đền Hùng 

  • Nhà hàng Lang Liêu: Khu Trầm Sào, phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Nhà hàng Sen Vàng Palace: 1809 Đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Nhà hàng Phố Việt: 378a, đường Châu Phong, phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Nhà hàng Hoàng Gia New Star: phường Tân Dân, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Nhà hàng lẩu Đức Thụ: đường Đại Nải, phường Nông Trang, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Nhà hàng Giang Lan: Khu du lịch đền Hùng, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Nhà hàng Cội Nguồn: Tổ 14B, phố Anh Dũng, phường Cát Tiên, Việt Trì 
  • Nhà hàng Cổ Tích: Khu du lịch đền Hùng, xã Hy Cương, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Nhà hàng BUDAPEST: tổ 1 – khu 1, phường Vân Phú, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Nhà hàng Hùng Nhung: số 10 đường Đại Nải, phường Nông Trang, TP. Việt Trì, Phú Thọ 

Danh sách những khách sạn, nhà nghỉ uy tín ngay gần đền Hùng 

Khách sạn Sài Gòn – Phú Thọ 

  • Địa chỉ: 17A Trần Phú, phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Giá phòng: 1.495.000 VNĐ – 14.950.000 VNĐ/ phòng 
  • Hạng sao: 4 sao 

Khách sạn Mường Thanh Luxury

  • Địa chỉ: Lô CC17, Quảng trường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Giá phòng: 2.579.000 VNĐ – 47.447.000 VNĐ/ phòng 
  • Hạng sao: 5 sao 

Khách sạn Sojo Việt Trì 

  • Địa chỉ: 938 đường Hùng Vương, phường Thọ Sơn, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Giá phòng: 964.000 VNĐ 
  • Hạng sao: 4 sao 

Khách sạn Mini Phú Thọ 

  • Địa chỉ: G16 Khu đô thị Trầm Sào, Gia Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ 
  • Giá phòng: 390.000 VNĐ – 650.000 VNĐ/ phòng 
  • Hạng sao: 3 sao 

Nhà nghỉ Mộc Hương Phú Thọ 

  • Địa chỉ: phố Chu Văn An, tổ 4A, Hương Trầm, phường Dữu Lâu, TP. Việt Trì, Phú Thọ 
  • Giá phòng: 390.000 VNĐ – 455.000 VNĐ 
  • Hạng sao: 3 sao 

Những lưu ý khi tham quan đền Hùng 

  • Đi Đền Hùng mặc gì thì bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết và đặc biệt là phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt. Trang phục cần lịch sự, thể hiện sự tông trọng ở nơi tôn nghiêm như đền chùa.
  • Theo kinh nghiệm đi Đền Hùng bạn lựa chọn giày thể thao, loại có đế bám tốt để có thể leo lên núi thuận tiện hơn.
  • Vào dịp lễ hội thường đông người nên bạn cần lưu ý bảo quản đồ đạc tư trang cẩn thận.
  • Ở một số điểm dịch vụ, kinh doanh buôn bán đặc sản, hoặc nhà hàng quán ăn gần đền Hùng bạn nên nhớ trả giá trước khi mua, sử dụng dịch vụ. 
  • Một số lưu ý nữa khi sắm lễ đi Đền Hùng bạn nên chuẩn bị mâm lễ đầy đặn bao gồm các vật phẩm: Bánh chưng (18 chiếc), Bánh dày (18 chiếc), hương, hoa, xôi, oản, trầu, cau, rượu, nước, ngũ quả.
    Một số lưu ý khi đến tham quan, chiêm bái đền Hùng
    Một số lưu ý khi đến tham quan, chiêm bái đền Hùng

Đền Hùng là một di tích lịch sử và văn hóa vô cùng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Nơi đây lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nếu có dịp đến Phú Thọ thì bạn hãy đến đền Hùng để tỏ lòng thành kính, biết ơn. Nơi đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về cội nguồn, lịch sử và truyền thống dân tộc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *